Khuôn mặt tiếng người chăn chiên
Trong đời sống nhất là vùng có đồng cỏ xanh non cùng suối vũng nước, thường xuất hiện đàn xúc vật chiên cừu. Chúng được một hai người chăn cầm gậy dẫn lùa đi, và có vài con chó chạy sủa hai bên cạnh, ở đầu đàn và cuối đàn. Những con chó chạy theo sủa vang trời có nhiệm vụ canh giữ bảo vệ đàn xúc vật theo chỉ dẫn của người chăn đàn, đi gọn theo đúng hướng, chiến đấu săn xua đuổi thú dữ lăm le tấn công chiên cừu.
Những con vật chiên cừu ngoan ngoãn đi theo sự hướng dẫn của người chăn chiên và tiếng chó sủa sn lùa không cho đi ra khỏi đàn. Chúng theo trực gíac nghe nhận ra tiếng quát bảo của người chăn nuôi chúng, và của những con chó đi theo chúng.
Những con vật trong đàn chiên cừu không nghe theo tiếng hiệu lệnh của người khác, của những con vật khác, mà chỉ những tiếng nói chúng đã quen thuộc nhận ra. Vì người chăn nuôi chúng và những con chó hằng đi theo canh giữ bảo vệ chúng ngày đêm.
Một em bé từ khi mở mắt chào đời, chưa biết nói, mắt nhìn chưa rõ, tâm trí em chưa có thể suy hiểu. Nhưng em nhận ra tiếng nói mẹ cha em, khi họ gọi nói gì với em. Tình yêu và sự gần gũi của cha mẹ luôn sát cạnh bên em đã mang lại cho em sự an toàn tin tưởng, tạo nên thói quen cho nhịp sống, và điều đó khắc ghi vào tâm trí, vào bản năng trực giác của em.
Mối tương quan tuy là sợi giây vô hình. Nhưng lại có sức truyền đi tín hiệu rất mạnh cùng hiệu qủa tốt đẹp tuyệt vời.
Vào thời Chúa Jesu Kitô rao giảng nước tình yêu Thiên Chúa, cách đây hơn hai ngàn năm bên xã hội vùng Trung Đông, nghề chăn nuôi chiên cừu từng bầy đàn có chỗ đứng địa vị quan trọng. Chính vì thế, Chúa Jesu đã lấy hình ảnh người chăn chiên và đàn chiên vào bài gỉang giáo lý, Ngài nói: Chiên của tôi, nghe biết tiếng tôi!
Vì sao chúng ta những người tín hữu Chúa Kito, chúng ta những người tín hữu Chúa vẫn còn nghe những Lời, tiếng Chúa được rầng Chúa Giêsu đã nói như vậy?
Những con thú vật đàn chiên cừu nghe nhận ra tiếng nói của người chăn dắt săn sóc chúng luôn hằng đi theo sát bên cạnh chúng qua mọi đồng cỏ vũng nước cùng lúc nghỉ ngơi. Cũng vậy các Tông đồ ( 12 vị) đầu tiên được Chúa kêu ngọi tuyển chọn, suốt ba năm trời hằng đi theo Chúa nghe và nhìn xem Ngài giảng dạy giáo lý. Ba năm trời Thầy trò sống bên nhau, họ nhận biết tiếng của Ngài và gìn giữ Lời Ngài trong tâm hồn. Sau khi Chúa Giesu chịu chết và trở về trời, các Tông đồ theo mệnh lệnh của Chúa ra đi rao giảng làm chứng cho Ngài trong dòng sông đời sống xã hội. Các ngài nhớ lại hoặc viết ra thành văn bản sách Kinh Thánh, hoặc bằng lời nói rao giảng những điều đã nghe, đã học hỏi nơi Chúa Giêsu khi xưa.
Chính vì thế, ngày nay Giáo hội Chúa ở trần gian, chúng ta những người tín hữu Chúa Kito cũng vẫn có thể nghe được tiếng, được lời của Chúa: Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: "Chiên Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta. Ta cho chúng được sống đời đời; chúng sẽ không bao giờ hư mất, và không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Ta. Ðiều mà Cha Ta ban cho Ta, thì cao trọng hơn tất cả, và không ai có thể cướp được khỏi tay Cha Ta. Ta và Cha Ta là một".( Ga 10,27-30).
Có thắc mắc : Chúa Giêsu làm gì cho chúng ta, vì chúng ta ngày nay không thể nhìn thấy Ngài bằng con mắt chúng ta?
Một câu chuyện dụ ngôn ngắn giúp cắt nghĩ cho thắc mắc này: Câu chuyện đối thoại giữa con chó và con chiên cừu.
“ Có chuyện kể thuật lại vào thời xa xưa lúc những con thú vật còn có thể nói chuyện thông thương với nhau. Chú chiên cừu nói với chủ nuôi nó: Ông đối xử không đúng. Ông biết không, ông nuôi dưỡng chúng tôi từ lúc còn nhỏ. Nhưng khi trưởng thành khôn lớn chúng tôi là nguồn mang lại lợi nhuận kinh tế cho ông rất nhiều: lông làm vải may mặc, sữa, Phómát, Bơ, thịt, và sinh sản đẻ tặng cho ông những con chiên con, làm cho đàn xúc vật của ông càng ngày càng thịnh vượng lớn thêm, không bị gián đoạn… Thật là tuyệt vời. Chúng tôi phải cật lực hằng ngày, cúi đầu xuống tận mặt đất tự mình kiếm thức ăn gặm cỏ mà sinh sống…Còn chú Chó không mang gì như thế cho ông, mà ông lại cho nó thức ăn ngon từ nhà bếp, từ bàn ăn của ông…
Khi chú Chó nghe thấy thế liền chen vào: Dạ phải rồi, khi các bạn ra đồng thư thả ăn gặm cỏ, thì tôi phải chạy tới lui cất tiếng sủa vang trời kêu gọi canh gác gìn giữ các bạn. Như thế các bạn có an ninh không bị chó sói, thú dữ đến tấn công làm các bạn bị thương chẩy máu, hay bị chúng ăn thịt giết chết lôi mang đi... Tôi có thể nói với các Bạn, nếu tôi mà không canh chừng các Bạn, các Bạn sẽ không có thề thư thả an toàn mà gặm cỏ được đâu.
Nghe chú Chó biện mình có tâm có lý, các chú chiên cừu thấy thật là thuyết phục, và im lặng để cho chú Chó có được vị trí địa vị ưu tiên trước họ.”
Cũng vậy chúng ta cũng được phép hiểu theo ý nghĩa tâm linh tinh thần về Chúa Giesu Kitô: Dù chúng ta không nhìn thấy Ngài bằng con mắt mình, nhưng Ngài hằng theo dõi chăm sóc cho đời sống tinh thần tâm linh chúng ta còn nhiều hơn chú chó canh giữ đàn chiên cừu.
Vì thế Ngài nói: Ta là người chăn chiên tốt lành. Chiên của ta biết Ta và nghe theo tiếng Ta.
“Chúa lo chăn dắt đời con,
Đâu còn thiếu thốn, đâu còn sợ chi!” ( Tv 23,1)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong đời sống nhất là vùng có đồng cỏ xanh non cùng suối vũng nước, thường xuất hiện đàn xúc vật chiên cừu. Chúng được một hai người chăn cầm gậy dẫn lùa đi, và có vài con chó chạy sủa hai bên cạnh, ở đầu đàn và cuối đàn. Những con chó chạy theo sủa vang trời có nhiệm vụ canh giữ bảo vệ đàn xúc vật theo chỉ dẫn của người chăn đàn, đi gọn theo đúng hướng, chiến đấu săn xua đuổi thú dữ lăm le tấn công chiên cừu.
Những con vật chiên cừu ngoan ngoãn đi theo sự hướng dẫn của người chăn chiên và tiếng chó sủa sn lùa không cho đi ra khỏi đàn. Chúng theo trực gíac nghe nhận ra tiếng quát bảo của người chăn nuôi chúng, và của những con chó đi theo chúng.
Những con vật trong đàn chiên cừu không nghe theo tiếng hiệu lệnh của người khác, của những con vật khác, mà chỉ những tiếng nói chúng đã quen thuộc nhận ra. Vì người chăn nuôi chúng và những con chó hằng đi theo canh giữ bảo vệ chúng ngày đêm.
Một em bé từ khi mở mắt chào đời, chưa biết nói, mắt nhìn chưa rõ, tâm trí em chưa có thể suy hiểu. Nhưng em nhận ra tiếng nói mẹ cha em, khi họ gọi nói gì với em. Tình yêu và sự gần gũi của cha mẹ luôn sát cạnh bên em đã mang lại cho em sự an toàn tin tưởng, tạo nên thói quen cho nhịp sống, và điều đó khắc ghi vào tâm trí, vào bản năng trực giác của em.
Mối tương quan tuy là sợi giây vô hình. Nhưng lại có sức truyền đi tín hiệu rất mạnh cùng hiệu qủa tốt đẹp tuyệt vời.
Vào thời Chúa Jesu Kitô rao giảng nước tình yêu Thiên Chúa, cách đây hơn hai ngàn năm bên xã hội vùng Trung Đông, nghề chăn nuôi chiên cừu từng bầy đàn có chỗ đứng địa vị quan trọng. Chính vì thế, Chúa Jesu đã lấy hình ảnh người chăn chiên và đàn chiên vào bài gỉang giáo lý, Ngài nói: Chiên của tôi, nghe biết tiếng tôi!
Vì sao chúng ta những người tín hữu Chúa Kito, chúng ta những người tín hữu Chúa vẫn còn nghe những Lời, tiếng Chúa được rầng Chúa Giêsu đã nói như vậy?
Những con thú vật đàn chiên cừu nghe nhận ra tiếng nói của người chăn dắt săn sóc chúng luôn hằng đi theo sát bên cạnh chúng qua mọi đồng cỏ vũng nước cùng lúc nghỉ ngơi. Cũng vậy các Tông đồ ( 12 vị) đầu tiên được Chúa kêu ngọi tuyển chọn, suốt ba năm trời hằng đi theo Chúa nghe và nhìn xem Ngài giảng dạy giáo lý. Ba năm trời Thầy trò sống bên nhau, họ nhận biết tiếng của Ngài và gìn giữ Lời Ngài trong tâm hồn. Sau khi Chúa Giesu chịu chết và trở về trời, các Tông đồ theo mệnh lệnh của Chúa ra đi rao giảng làm chứng cho Ngài trong dòng sông đời sống xã hội. Các ngài nhớ lại hoặc viết ra thành văn bản sách Kinh Thánh, hoặc bằng lời nói rao giảng những điều đã nghe, đã học hỏi nơi Chúa Giêsu khi xưa.
Chính vì thế, ngày nay Giáo hội Chúa ở trần gian, chúng ta những người tín hữu Chúa Kito cũng vẫn có thể nghe được tiếng, được lời của Chúa: Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: "Chiên Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta. Ta cho chúng được sống đời đời; chúng sẽ không bao giờ hư mất, và không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Ta. Ðiều mà Cha Ta ban cho Ta, thì cao trọng hơn tất cả, và không ai có thể cướp được khỏi tay Cha Ta. Ta và Cha Ta là một".( Ga 10,27-30).
Có thắc mắc : Chúa Giêsu làm gì cho chúng ta, vì chúng ta ngày nay không thể nhìn thấy Ngài bằng con mắt chúng ta?
Một câu chuyện dụ ngôn ngắn giúp cắt nghĩ cho thắc mắc này: Câu chuyện đối thoại giữa con chó và con chiên cừu.
“ Có chuyện kể thuật lại vào thời xa xưa lúc những con thú vật còn có thể nói chuyện thông thương với nhau. Chú chiên cừu nói với chủ nuôi nó: Ông đối xử không đúng. Ông biết không, ông nuôi dưỡng chúng tôi từ lúc còn nhỏ. Nhưng khi trưởng thành khôn lớn chúng tôi là nguồn mang lại lợi nhuận kinh tế cho ông rất nhiều: lông làm vải may mặc, sữa, Phómát, Bơ, thịt, và sinh sản đẻ tặng cho ông những con chiên con, làm cho đàn xúc vật của ông càng ngày càng thịnh vượng lớn thêm, không bị gián đoạn… Thật là tuyệt vời. Chúng tôi phải cật lực hằng ngày, cúi đầu xuống tận mặt đất tự mình kiếm thức ăn gặm cỏ mà sinh sống…Còn chú Chó không mang gì như thế cho ông, mà ông lại cho nó thức ăn ngon từ nhà bếp, từ bàn ăn của ông…
Khi chú Chó nghe thấy thế liền chen vào: Dạ phải rồi, khi các bạn ra đồng thư thả ăn gặm cỏ, thì tôi phải chạy tới lui cất tiếng sủa vang trời kêu gọi canh gác gìn giữ các bạn. Như thế các bạn có an ninh không bị chó sói, thú dữ đến tấn công làm các bạn bị thương chẩy máu, hay bị chúng ăn thịt giết chết lôi mang đi... Tôi có thể nói với các Bạn, nếu tôi mà không canh chừng các Bạn, các Bạn sẽ không có thề thư thả an toàn mà gặm cỏ được đâu.
Nghe chú Chó biện mình có tâm có lý, các chú chiên cừu thấy thật là thuyết phục, và im lặng để cho chú Chó có được vị trí địa vị ưu tiên trước họ.”
Cũng vậy chúng ta cũng được phép hiểu theo ý nghĩa tâm linh tinh thần về Chúa Giesu Kitô: Dù chúng ta không nhìn thấy Ngài bằng con mắt mình, nhưng Ngài hằng theo dõi chăm sóc cho đời sống tinh thần tâm linh chúng ta còn nhiều hơn chú chó canh giữ đàn chiên cừu.
Vì thế Ngài nói: Ta là người chăn chiên tốt lành. Chiên của ta biết Ta và nghe theo tiếng Ta.
“Chúa lo chăn dắt đời con,
Đâu còn thiếu thốn, đâu còn sợ chi!” ( Tv 23,1)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long