RẤT KHẼ
“Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi!”.
“Giêsu Mục Tử không bao giờ ngừng gọi. Nhưng con người hôm nay, vì sống quá ồn ào, nên không còn nhận ra tiếng nói dịu dàng nhưng rất khẽ của Ngài!” - Gioan Phaolô II.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng Chúa Nhật Chúa Chiên Lành mở đầu với khẳng định của Chúa Giêsu, “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi!”. Giữa một thế giới xao động, điều này thật khó, vì Ngài gọi ‘rất khẽ!’.
Câu hỏi đầu tiên có thể đặt ra là: Tôi có biết tiếng của Mục Tử; nó đã trở nên quá quen thuộc đến mức tôi có thể phân biệt rõ tiếng Ngài với tiếng của người lạ? Thử tưởng tượng một số mục tử cùng gọi đàn chiên của họ trong một lúc. Đây là hình ảnh của những tiếng nói cạnh tranh trong cuộc sống bạn; nhưng chỉ có một trong chúng là tiếng của Chúa. Bạn có nhận ra tiếng Ngài hay trở nên bối rối bởi nhiều xung lực, ham muốn và hấp dẫn khác đang giành giật? Đó là những câu hỏi quan trọng. “Lời Chúa thì nhỏ nhẹ, không cưỡng ép. Chỉ ai có tâm hồn tĩnh lặng và biết yêu mới nghe được tiếng của Mục Tử!” - Têrêsa Avila.
Có rất nhiều tiếng nói cạnh tranh nói với chúng ta mỗi ngày. Từ những tin tức mới nhất trên các tiêu đề đến ý kiến của bạn bè và gia đình, đến những cám dỗ trong thế giới tục luỵ và cả những ý kiến tự mình đặt ra. Những “tiếng nói” hoặc “ý tưởng” đó lấp đầy tâm trí và thật không dễ để có thể phân loại. Điều gì đến từ Chúa? Điều gì đến từ các nguồn khác?
Thế nhưng, nhận ra tiếng Chúa vẫn là điều có thể. Trước hết, Thánh Kinh! Đọc Thánh Kinh, bạn sẽ ngày càng quen với tiếng Chúa. Ngài nói qua những soi dẫn ‘rất khẽ’ đưa đến bình an. Ví dụ, khi cân nhắc một quyết định, bạn trình bày với Chúa qua cầu nguyện; sau đó, cởi mở với bất cứ điều gì Ngài muốn, thường thì câu trả lời của Ngài đến dưới hình thức một sự bình an sâu sắc và chắc chắn trong lòng. “Khi ở lại trong cô tịch và thinh lặng của tâm hồn, Mục Tử sẽ gọi ta - không bằng tiếng ồn, mà bằng tình yêu!” - Charles de Foucauld.
Học cách nhận ra tiếng nói của Chúa trong cuộc sống được thực hiện bằng cách xây dựng một thói quen lắng nghe, nhận ra, đáp lại, lắng nghe nhiều hơn. Càng nghe tiếng Chúa, bạn càng nhận ra nó theo cách tinh tế nhất, và càng nghe những tinh tế của Ngài, bạn càng muốn đi theo Ngài. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua thói quen cầu nguyện sâu sắc và liên tục. Không có điều đó, sẽ rất khó để nhận ra tiếng của Mục Tử Nhân Lành Giêsu khi bạn cần Ngài nhất. “Chúa nói với linh hồn trong đêm tối, khi mọi tiếng ồn bên ngoài lắng dịu. Chỉ khi đó linh hồn mới nghe được tiếng gọi dịu dàng của Mục Tử!” - Gioan Thánh Giá.
Anh Chị em,
“Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi!”. Hãy suy ngẫm về việc bạn chú ý đến Chúa như thế nào trong cầu nguyện. Bạn cầu nguyện mỗi ngày làm sao? Bạn có dành thời gian để lắng nghe tiếng nói dịu dàng và tuyệt vời của Chúa? Bạn có tìm cách hình thành thói quen để tiếng Ngài ngày càng rõ hơn? Vậy nếu còn phải đấu tranh để nhận ra tiếng nói của Ngài, hôm nay, bạn hãy quyết định thiết lập một thói quen cầu nguyện sâu sắc hơn để từ đó, lắng nghe tiếng nói của Đấng yêu thương dẫn dắt bạn mỗi ngày!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ước gì cầu nguyện là hơi thở của con, nhịp tim của con; hầu khi Chúa gọi, con sẵn sàng thưa, này con đây!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi!”.
“Giêsu Mục Tử không bao giờ ngừng gọi. Nhưng con người hôm nay, vì sống quá ồn ào, nên không còn nhận ra tiếng nói dịu dàng nhưng rất khẽ của Ngài!” - Gioan Phaolô II.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng Chúa Nhật Chúa Chiên Lành mở đầu với khẳng định của Chúa Giêsu, “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi!”. Giữa một thế giới xao động, điều này thật khó, vì Ngài gọi ‘rất khẽ!’.
Câu hỏi đầu tiên có thể đặt ra là: Tôi có biết tiếng của Mục Tử; nó đã trở nên quá quen thuộc đến mức tôi có thể phân biệt rõ tiếng Ngài với tiếng của người lạ? Thử tưởng tượng một số mục tử cùng gọi đàn chiên của họ trong một lúc. Đây là hình ảnh của những tiếng nói cạnh tranh trong cuộc sống bạn; nhưng chỉ có một trong chúng là tiếng của Chúa. Bạn có nhận ra tiếng Ngài hay trở nên bối rối bởi nhiều xung lực, ham muốn và hấp dẫn khác đang giành giật? Đó là những câu hỏi quan trọng. “Lời Chúa thì nhỏ nhẹ, không cưỡng ép. Chỉ ai có tâm hồn tĩnh lặng và biết yêu mới nghe được tiếng của Mục Tử!” - Têrêsa Avila.
Có rất nhiều tiếng nói cạnh tranh nói với chúng ta mỗi ngày. Từ những tin tức mới nhất trên các tiêu đề đến ý kiến của bạn bè và gia đình, đến những cám dỗ trong thế giới tục luỵ và cả những ý kiến tự mình đặt ra. Những “tiếng nói” hoặc “ý tưởng” đó lấp đầy tâm trí và thật không dễ để có thể phân loại. Điều gì đến từ Chúa? Điều gì đến từ các nguồn khác?
Thế nhưng, nhận ra tiếng Chúa vẫn là điều có thể. Trước hết, Thánh Kinh! Đọc Thánh Kinh, bạn sẽ ngày càng quen với tiếng Chúa. Ngài nói qua những soi dẫn ‘rất khẽ’ đưa đến bình an. Ví dụ, khi cân nhắc một quyết định, bạn trình bày với Chúa qua cầu nguyện; sau đó, cởi mở với bất cứ điều gì Ngài muốn, thường thì câu trả lời của Ngài đến dưới hình thức một sự bình an sâu sắc và chắc chắn trong lòng. “Khi ở lại trong cô tịch và thinh lặng của tâm hồn, Mục Tử sẽ gọi ta - không bằng tiếng ồn, mà bằng tình yêu!” - Charles de Foucauld.
Học cách nhận ra tiếng nói của Chúa trong cuộc sống được thực hiện bằng cách xây dựng một thói quen lắng nghe, nhận ra, đáp lại, lắng nghe nhiều hơn. Càng nghe tiếng Chúa, bạn càng nhận ra nó theo cách tinh tế nhất, và càng nghe những tinh tế của Ngài, bạn càng muốn đi theo Ngài. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua thói quen cầu nguyện sâu sắc và liên tục. Không có điều đó, sẽ rất khó để nhận ra tiếng của Mục Tử Nhân Lành Giêsu khi bạn cần Ngài nhất. “Chúa nói với linh hồn trong đêm tối, khi mọi tiếng ồn bên ngoài lắng dịu. Chỉ khi đó linh hồn mới nghe được tiếng gọi dịu dàng của Mục Tử!” - Gioan Thánh Giá.
Anh Chị em,
“Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi!”. Hãy suy ngẫm về việc bạn chú ý đến Chúa như thế nào trong cầu nguyện. Bạn cầu nguyện mỗi ngày làm sao? Bạn có dành thời gian để lắng nghe tiếng nói dịu dàng và tuyệt vời của Chúa? Bạn có tìm cách hình thành thói quen để tiếng Ngài ngày càng rõ hơn? Vậy nếu còn phải đấu tranh để nhận ra tiếng nói của Ngài, hôm nay, bạn hãy quyết định thiết lập một thói quen cầu nguyện sâu sắc hơn để từ đó, lắng nghe tiếng nói của Đấng yêu thương dẫn dắt bạn mỗi ngày!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ước gì cầu nguyện là hơi thở của con, nhịp tim của con; hầu khi Chúa gọi, con sẵn sàng thưa, này con đây!”, Amen.
(Tgp. Huế)